Doanh nghiệp hoạt động không có kế hoạch marketing giống như xây nhà mà không có bản thiết kế vậy. Thiết lập kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp có những hoạt động hiệu quả trong quá trình triển khai marketing, kinh doanh, xây dựng thương hiệu và định hướng tương lai.
1. Tại sao phải lập kế hoạch marketing?
“Không lập kế hoạch là lập kế hoạch cho sự thất bại” (Khuyết danh)
Theo Thương, lập kế hoạch Marketing có vai trò quan trọng cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn đều có sự chuẩn bị kế hoạch Marketing kỹ càng, chiến dịch truyền thông đến trúng khách hàng mục tiêu. Cùng Thương điểm đến ý nghĩa quan trọng nhất của việc lập kế hoạch Marketing.
1.2. Xác định trọng tâm
Các hoạt động marketing không có trọng tâm sẽ thật hỗn độn và không hiệu quả. Hãy tập trung vào những công việc cụ thể và hoàn thành tốt chúng. Tất nhiên là mọi thứ sẽ đều thay đổi theo thời gian, và marketing cũng vậy. Tuy nhiên, một kế hoạch marketing tốt sẽ xác định các hoạt động trọng tâm theo tháng và tăng hiệu quả công việc đáng kể.
1.3. Giữ sự thống nhất và nhất quán
Thành công sẽ không đến một sớm một chiều. Bạn cần một kế hoạch để xây dựng từng bước phát triển và thiết lập các hoạt động xâu chuỗi thống nhất hướng đến mục tiêu cuối cùng. Điều này cũng đúng với marketing. Sự nhất quán trong các hoạt động là chìa khóa để có chiến dịch marketing thành công.
> Đọc thêm: Trải nghiệm khách hàng – Quy trình xây dựng trải nghiệm khách hàng phục vụ tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững
2. Các hạng mục trong kế hoạch marketing
Tùy vào từng doanh nghiệp sẽ có từng hạng mục riêng. Dưới đây là 10 hạng mục chính trong bản kế hoạch marketing. Cụ thể:
- Tóm tắt dự án
- Tuyên bố sứ mệnh
- Phân tích thị trường
- Phân tích đối thủ
- Thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng mục tiêu
- Xác định mục tiêu và KPIs
- 4Ps Marketing
- Chiến lược định giá
- Kênh marketing
- Ngân sách marketing
2.1. Tóm tắt dự án (Executive summary)
Tóm tắt dự án cung cấp góc nhìn tổng quan nhất và khía cạnh nổi bật của kế hoạch marketing của bạn. Khi viết tóm tắt dự án, bạn cần suy nghĩ và tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Bạn đang hướng đến khách hàng mục tiêu nào?
- Sản phẩm nào bạn tập trung?
- Bạn kết nối với đối tác nào để thành công?
- Làm cách nào để công ty bạn trở nên nổi bật và đem đến doanh thu tốt nhất?
- Bạn đang giải quyết vấn đề gì của khách hàng?
- Giải pháp của bạn là gì?
- Tại sao khách hàng nên sử dụng giải pháp đó ở thời điểm hiện tại?
2.2. Tuyên bố sứ mệnh (Mission statement)
Tuyên bố sứ mệnh bao gồm sứ mệnh và tầm nhìn của công ty, giá trị cốt lõi, và mục tiêu kinh doanh của công ty. Lời tuyên bố sứ mệnh nên ngắn gọn, súc tích và quyền lực.
> Đọc thêm: Cách viết tầm nhìn sứ mệnh hay cho doanh nghiệp.
2.3. Phân tích thị trường (Market Analysis)
Phân tích thị trường là đánh giá định lượng và định tính của thị trường.
Trong một kế hoạch marketing, phân tích thị trường là tìm ra các cơ hội và rủi ro của thị trường. Bạn nên cân nhắc lựa chọn hai mô hình sau để nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp:
- Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh: xác định mức cạnh tranh trong ngành bạn kinh doanh
- Mô hình SWOT: xác định những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực hoặc tính cực lên doanh nghiệp bạn
2.4. Phân tích đối thủ
Bước quan trọng tiếp theo là bạn nắm được khả năng cạnh tranh và tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực/ngành bạn đang kinh doanh. Đừng chỉ tập trung vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn mà bỏ qua đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Để thu thập thông tin về đối thủ hiệu quả, bạn thử phân tích theo mẫu sau của Thương:
2.5. Xác định thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng mục tiêu
Khi xác định thị trường mục tiêu, bạn cần cân nhắc đến các yếu tố như nhân khẩu học, vị trí địa lý, hành vi mua hàng của từ các phân khúc khách hàng. Bạn cũng có thể đánh giá cơ hội thị trường cho các phân khúc khách hàng tiềm năng và hiện tại bằng dung lượng thị trường, tiềm năng phát triển và các rủi ro.
Sau khi đã có đầy đủ thông tin về nhóm hàng mục tiêu, hãy phân tích thông tin đó để vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu. Bạn càng mô tả họ chi tiết bao nhiêu, chiến dịch marketing của bạn sẽ có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.
Đọc thêm: Hành trình khách hàng – Hiểu cách khách hàng mục tiêu tương tác với doanh nghiệp của bạn để lập kế hoạch Marketing chính xác hơn.
2.6. Xác định mục tiêu và KPIs
Mục tiêu của kế hoạch marketing và mục tiêu kinh doanh của công ty bạn nên trùng khớp nhau và hỗ trợ cho nhau. Dùng quy tắc SMART để xác định mục tiêu cho kế hoạch marketing của bạn và xác định KPIs để hiện thực hóa những mục tiêu đó.
Hoặc áp dụng phương pháp đặt mục tiêu OKRs để đặt mục tiêu trong trường hợp cần sự linh hoạt.
2.7. Chiến lược 4Ps Marketing
Marketing hỗn hợp 4Ps được sử dụng như một công cụ hiệu quả để có một chiến dịch marketing thành công. Hãy tham khảo mẫu dưới đây để xây dựng chiến lược marketing 4Ps của riêng bạn.
2.8. Chiến lược định giá (Pricing strategy)
Có 3 cách để định giá sản phẩm, nhưng dù áp dụng cách nào, bạn cũng cần cân nhắc ba yếu tố sau:
- Giá cả tương xứng với giá trị của nó
- Giá của sản phẩm công ty đối thủ
- Độ nhạy cảm về giá của khách hàng
2.9. Kênh marketing (Marketing Channel)
Trong thời đại số, khách hàng có rất nhiều kênh marketing tiếp cận với sản phẩm. Bạn nên lựa kênh marketing sáng suốt và phù hợp với chiến lược thương hiệu của công ty. Dưới đây là một số gợi ý của Thương:
- Content marketing (tiếp thị nội dung)
- Social media (mạng xã hội): Facebook, sàn thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee,…) hay sàn thương mại nước ngoài (Amazon, Alibaba,..)
- Bán hàng tại điểm bán: thông qua nhà phân phối, siêu thị, tạp hóa, chợ,…
- Website: Thực hiện SEO để tiếp cận khách hàng tự nhiên thông qua các công cụ tìm kiếm (như Google và Cốc Cốc) hoặc quảng cáo
- Youtube: Tạo lập kênh video cho doanh nghiệp, thương hiệu để giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng…. thu hút nhóm đối tượng khách hàng thích xem video
- Tiktok: Kênh video ngắn phổ biến và thú vị nhất thế giới. Hãy làm gì đó thú vị trên này (ví dụ, cover lại trend tiktok) để nhận được lượt tiếp cận, danh tiếng dễ dàng.
Tùy vào sản phẩm, bạn sẽ lựa chọn kênh bánh hàng/ kênh Marketing phù hợp với doanh nghiệp mình. Nên nhớ, khi tập trung bán trên các kênh, bạn cần có “độ phủ” để khách hàng nhận biết đến thương hiệu, và “độ sâu” để từng kênh sản phẩm đúng trọng tâm và nhu cầu khách hàng.
> Nếu bạn muốn phát triển bền vững, hãy đầu tư vào SEO Website. Xem ngay Kế hoạch SEO mẫu để xây dựng một kế hoạch SEO hoàn chỉnh cho website của bạn.
2.10. Ngân sách marketing (Marketing budget)
Không có một công thức chung hay quy tắc nào để tính cụ thể ngân sách cho hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp. Bởi ngân sách cho marketing phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay doanh nghiệp lâu năm)
- Ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp (ngành hàng ăn uống, kinh doanh thực phẩm, hay nghành bất động sản, xây dựng,…)
- Kênh marketing doanh nghiệp lựa chọn (Kênh Online, Offline hay kết hợp cả hai O2O,…)
Bạn có thể quyết định ngân sách marketing dựa vào tiêu chuẩn chung của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, hoặc áp dụng quy tắc ngón tay cái dành ít nhất 20% doanh thu đầu tư vào marketing.
Tham khảo thêm: Mẫu ngân sách Marketing (Mới nhất, dành cho nhà quản lý)
Thương Branding hy vọng với kiến thức của mình sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về việc lập kế hoạch kinh Marketing. Có bất kỳ yêu cầu hỗ trợ hoặc thắc mắc nào, Thương luôn mong muốn giải đáp và đồng hành cùng anh/chị.
Hãy gọi cho Thương theo số hotline 09.3333.5314 hoặc email contact@thuongnguyen.org nếu anh/ chị có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu hỗ trợ đồng hành.
Follow các bài viết chất lượng Thương tại:
Facebook: Thuong Nguyen