Series chương trình Marketing Căn Bản – Mục tiêu chính của phần mở đầu này Thương muốn chia sẽ để các bạn nắm được 3 nội dung chính:
- Hiểu về Marketing và các khái niệm liên quan.
- Nắm được vài trò và vị trí của Marketing trong doanh nghiệp.
- Hiểu được khái niệm và các quan điểm Quản Trị Marketing
1.1. Bản Chất Của Marketing
Theo các bạn hiểu, Marketing là gì?
Marketing là Bán Hàng?! Marketing là Quảng Cáo?!, Marketing là Tiếp Thị?!…
Xin thưa không. Marketing là một tổng thể gồm nhiều mảng khác không đơn thuần chỉ là Quảng cáo, không đơn thuần là Tiếp Thị hay chỉ là Bán Hàng.
Marketing bao gồm tất cả các hoạt động kể trên và hơn thế nữa. Và vì không có 1 từ ngữ nào có thể dịch được nghĩa của Marketing sang Tiếng Việt được một cách đầy đủ nên đó là lý gio bỡi vì sao Marketing vẫn được dùng là Marketing và không bị thay thế bỡi bất cứ từ ngữ nào khác.
Vậy, Marketing là gì?
Hãy cùng Thương tìm hiểu định nghĩa về marketing trong Chương 1 – Part 1 của Series chương trình Marketing Căn Bản này nhé!
Marketing = Marketing + ing
=> Hiểu nôm na: Marketing là Các Hoạt Động đang diễn ra trên Thị Trường.
1.2. Marketing và Các Khái Niệm Liên Quan
1.2.1. Khái Niệm Marketing
Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.
=> Giá Trị Cốt Lõi của Marketing là làm sao thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người.
Trích trong: Giáo Trình Marketing Căn Bản – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
1.2.2. Nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán (Cầu thị trường)
Marketer tìm thấy gì khi nghiên cứu về các nhu cầu này của khách hàng?
- Tìm hiểu về nhu cầu tự nhiên (Need) của khách hàng:
=> Giúp ta xác định và tìm ra được đâu là Loại Sản Phẩm mà khách hàng cần để Thảo Mãn Nhu Cầu Tự Nhiên của bản thân. Điều này ảnh hưởng mật thiết đến định hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Quyết định đến khả năng luân chuyển và tuổi thọ của sản phẩm trên thị trường.
- Tìm hiểu về mong muốn (Want) của khách hàng:
=> Giúp ta tìm ra được đâu là những đặc tính mà sản phẩm cần phải có để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp sản phẩm dể dàng được đón nhận và tồn tại được trên thị trường.
- Tìm hiểu về nhu cầu có khả năng thanh toán (Demand) của khách hàng:
=> Giúp ta xác định được sức mua của khách hàng. Khả năng chi trả của khách hàng nằm trong giới hạn nào từ đó đưa ra mức giá phụ hợp trên từng sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng hay nói đúng hơn là sự tiếp nhận của khách hàng mục tiêu dành cho sản phẩm.
1.2.3. Tháp Nhu Cầu của Abraham Maslow
5 Cấp bậc trong Tháp Nhu Cầu Maslow
Trong Chương 1 – Part 1 của Series chương trình Marketing Căn Bản này Thương xin giới thiệu với các bạn về Tháp Nhu Cầu của Abraham Maslow về những nhu cầu căn bản của con người mà một marketer cần nắm rõ để vận dụng vào các sách lược, chiến lược marketing của mình.
Vậy, 5 Cấp Bậc được nhắc đến trong Tháp Nhu Cầu của Maslow là gì?
1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
Sinh lý là những nhu cầu thực tế, cần thiết nhất của mỗi người. Bao gồm việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh lý,…..đây là những điều giúp con người có thể tồn tại và phát triển.
Trong kim tự tháp maslow, các nhu cầu sinh lý xếp ở bậc dưới cùng. Nếu nhu cầu này chưa được đáp ứng và thỏa mãn thì các nhu cầu cao hơn sẽ không thể xuất hiện.
Chẳng hạn, trước khi nhu cầu của con người là “ăn no – mặc ấm” và đến khi đã thỏa mãn nhu cầu này, con người sẽ mong muốn nhu cầu cao hơn là “ăn ngon – mặc đẹp”.
2. Nhu cầu về an ninh, an toàn (safety, security needs)
Đây là nhu cầu tiếp theo trong tháp maslow. Khi đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trên, con người sẽ hướng đến những nhu cầu cao hơn về sự an ninh, an toàn cho bản thân.
Đó là ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, xã hội ổn định. Con người mong muốn được bảo vệ trước những mỗi nguy hiểm, đe dọa về tinh thần hay vật chất. Chính điều này mà pháp luật được ra đời, đội ngũ cảnh sát, công an xuất hiện và thực hiện vai trò bảo vệ an toàn, an ninh, trật tự xã hội.
3. Nhu cầu về xã hội (Belonging needs)
Nhu cầu về xã hội là nhu cầu thiên về các yếu tố tinh thần, cảm xúc. Theo đó, mỗi người mong muốn mình là một thành tố của các mỗi quan hệ xã hội như: công ty, trường lớp, gia đình,….
Nhu cầu này vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi người. Các nhà kinh doanh cũng áp dụng điều này để đảm bảo mang lại lợi ích thiết thực nhất đối với khách hàng. Giúp doanh nghiệp thể hiện và đạt được nhu cầu cá nhân mang lại các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.
4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
Đây là nhu cầu được thừa nhận, mong muốn được yêu quý, tôn trọng trong bất cứ tổ chức hay môi trường nào. Cũng tương tự, trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đem đến cho khách hàng cảm giác họ là “Thượng đế”, được tôn trọng và đối xử đặc biệt.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó đáp ứng tối đa các nhu cầu đồng thời luôn tôn trọng và tạo cho họ cảm giác được quan tâm đặc biệt nhất.
5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization)
Được thể hiện mình là nhu cầu cao nhất trong kim tự tháp maslow. Đây là mong muốn được chứng minh bản thân. Được theo đuổi đam mê, sở thích của mình và mang lại những giá trị, lợi ích tốt đẹp cho xã hội.
Đối với kinh doanh, nhu cầu được thể hiện mình đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng vào bản thân và cảm thấy quyết định sử dụng dịch vụ hay mua hàng của doanh nghiệp bạn là đúng đắn. Mang lại cho họ cảm giác họ là người quan trọng không chỉ với công ty bạn mà cả với những người xung quanh.
=>>5 cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những người làm kinh doanh, giúp họ hiểu rằng, doanh nghiệp sẽ không thể thành công nếu không biết cách cân đối giữa các nhu cầu của khách hàng.
1.2.4. Giá Trị, Chi Phí và sự Thỏa Mãn
-
Giá Trị
Giá trị của một hàng hóa đối với khách hàng chính là tập hợp tất cả các lợi ích mà người khách hàng nhận được khi họ mua và sử dụng hàng hóa đó. Lợi ích này bao gồm cả những lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích cơ bản và lợi ích bổ sung…
-
Chi Phí
Chi phí của một hàng hóa đối với khách hàng chính là tổng số phí tổn mà người khách hàng phải bỏ ra để có được hàng hóa đó, bao gồm các chi phí bằng tiền, phí tổn về thời gian, sức lực và tinh thần.
-
Giá Trị Dành Cho Khách Hàng
Giá trị khách hàng thực nhận (giá trị dành cho khách hàng) là chênh lệch giữa tổng giá trị khách hàng nhận được và tổng chi phí mà họ phải bỏ ra.
1.2.5. Trao Đổi và Giao Dịch
-
Trao Đổi (Exchange)
Trao đổi (Exchange) là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa cho họ một thứ khác có giá trị tương đương.
Điều kiện diễn ra hoạt động trao đổi
-
Giao Dịch (Transaction)
Giao dịch (Transaction) là đơn vị đo lường cơ bản của trao đổi.
Giao dịch (Transaction) là 1 cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa 2 bên.
Điều kiện diễn ra giao dịch
1.2.6. Thị Trường (Market)
Thị trường (Market) bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có 1 nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.
=> Thị trường là tập hợp những người mua.
1.3. Vai trò và vị trí của marketing trong doanh nghiệp
Vậy, thông qua đinh nghĩa về Marekting cũng như các định nghĩa liên quan khác trong Marketing mà thương đã đề cập đến trong Chương 1 – Part 1 của Series chương trình Marketing Căn Bản này. Các bạn hiểu thế nào về vai trò và vị trí của marketing trong doanh nghiệp?
1.3.1. Vai trò của marketing đối với kinh doanh của doanh nghiệp
Marketing có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu cà ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
1.3.2. Mối quan hệ giữa marketing với các bộ phận chức năng khác của doanh nghiệp
Chức năng của marketing trong doanh nghiệp là luôn luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau:
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ sống và mua hàng ở đẩu? Họ là nam hay nữ? Già hay trẻ? Họ mua bao nhiều? Vì sao họ mua?…
- Khách hàng cần loại hàng hóa nào? Loại hàng hóa đó có những đặc tính gì? Bao bì, nhãn mác ra sao? Vì sao họ cần những đặc tính đó mak không phải là những đặc tính khác? Những đặc tính hiện thời của hàng hóa có còn thích hợp với khách hàng nữa không? Thay đổi yếu tố và đặc tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? Nếu thay đổi thì sẽ gặp những điều gì?
- Giá bán hàng hóa của công ty nên quy định là bao nhiêu? Tại sao quy định mực giá như vậy mak không phải là mức giá khác? Mức giá trước đây còn thích hợp không? Nên tăng hay giảm giá? Khi nào tăng? Khi nào giảm? Tăng giảm bao nhiêu? Ở đâu tăng giá? Ở đâu giảm giá? Giảm giá và tăng giá đối với ai? Khi tăng hay giảm giá sẽ phát sinh vấn đề gì?…
- Doanh nghiệp nên tự tổ chức bán hàng hay dựa vào lực lượng khác? Nếu dựa vào lực lượng khác (Bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhà phân phối,..) thì cụ thể là ai? Dựa vào bao nhiêu người? Dựa vào lực lượng bán hàng trong nước hay ngoài nước? Khi nào thì tung hàng hóa ra thị trường, tung khối lượng bao nhiêu?…
- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hóa của doanh nghiệp? Tại sao lại dùng cách thức này mà không phải là cách thức khác? Dùng truyền hình, radio hoặc báo chí để giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng mục tiêu có ưu điểm và hạn chế gì? Tại sao lại dùng loại phương tiện này mà không phải là phương tiện khác. Các hoàng hóa cùng loại người ta giới thiệu với công chúng bằng cách nào? Tại sao người ta lại làm như vậy?…
- Hàng hóa của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau khi bán hay không? Loại dịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhất? Vì sao? Vì sao doanh nghiệp lựa chọn loại dịch vụ này mà không phải là loại dịch vụ khác?…
Đó là những vấn đề mà không hoặt động chứng năng nào khác của công ty ngoài marketing phải có trách nhiệm trả lời. Điều đó phản ánh tính chất độc lập của chức năng marketing so với các chức năng quản lý khác của công ty và chỉ có chức năng marketing mới giải quyết khách quan và thảo đáng những vấn đề trên.
==> Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống marketing là đảm bảo sản xuất và cung cấp các mặt hàng hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao cho các thị trường mục tiêu. Nhưng sự thành công của chiến lược và sách lược marketing còn phụ thuộc vào sự vận hành của các chức năng khác trong công ty. Và ngược lại, các hoạt động chức năng khác nếu không vì những mục tiêu của hoạt động marketing, thông qua các chiến lược cụ thể để nhắm vào khách hàng – thị trường cụ thể thì những hoạt động đó sẽ trở nên mò mẫm, mất phương hướng.
==> Marketing vừa thể hiện tính thống nhất vừa thể hiện tính độc lập với các chức năng khác của công ty theo hướng thị trường. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng hoàn toàn không thể thay thế cho nhau.
Thuongnguyen.org
Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết Series chương trình Marketing Căn Bản này!
Các bạn cảm thấy bài viết này có giá trị không? Nếu thấy hay, hảy tiếp tục theo dõi và đón nhận các bài học mới của Thương trong chuỗi Series chương trình Marketing Căn Bản này nhé!
Nếu bạn đang cần bất kỳ sự hổ trợ nào từ Thương. Hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Thương ngay nhé. Thương sẽ cố gắng hết sức trong khả năng của mình để hổ trợ bạn Hoàn Toàn Miễn Phí.
Hãy kết nối với Thương ngay để bắt đầu chặng đường phát triển thương hiệu – tăng trưởng kinh doanh.
#ThuongNguyen #NguyenVanThuong