“Nếu thất bại, em làm thế nào hoàn vốn lại cho anh?”
Đó là câu nói nổi tiếng của Shark Phú trên SharkTank Việt mà hẳn dân marcom đều biết. Nhưng, vị Chủ tịch của Sunhouse còn là một người rất am tường và sắc sảo trong làm marketing, branding thì có thể chưa nhiều người hay. Ghi chép sau đây của #BíchHịp, Thương chia ra đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm góc nhìn về vị doanh nhân này và cũng hy vọng nó mang lại điều gì đó hữu ích cho chúng ta.
1. Hiểu Biết Về Chuỗi Giá Trị
2. Câu Chuyện Made In – Made By – Make By
Hiểu chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng rồi thì hãy nói đến câu chuyện made in, made by, make by… Nếu không thì chỉ là những tranh luận, hô hào về chữ nghĩa hời hợt, sáo rỗng. Từ việc kêu gọi made in trong đầu tư, sản xuất cho đến việc kêu gọi người dân – người tiêu dùng ủng hộ sản phẩm made in. (Năm 2019, 2020 vấn đề made in/ make in rất hot sau vụ Asanzo)
>>> Hiểu hai cái trên sẽ giúp doanh chủ, nhà quản lý hiểu sâu sắc, bản chất hơn về vai trò, giá trị của thương hiệu, từ đó biết đầu tư cho thương hiệu như thế nào.
3. Làm Marketing Không Chỉ Là Chạy Quảng Cáo
Làm marketing, làm thương hiệu không phải là cứ đổ tiền chạy các campaign là thành công (dù nó là cần thiết, nhất là với các thương hiệu lớn đã đi đến một giai đoạn nhất định). Trung Nguyên, Kinh Đô ngày đầu họ không quảng cáo quá nhiều mà chủ yếu làm marketing, làm thương hiệu thông qua chính các hoạt động kinh doanh thiết yếu. Tức là, bản thân các hoạt động như bán hàng, setup & decor điểm bán… đã bao gồm luôn trong đó mục tiêu và hiệu quả của việc làm marketing và thương hiệu. Tất nhiên môi trường cạnh tranh mỗi thời mỗi khác nhưng ý là phải có tư duy làm marketing như thế, làm mọi lúc mọi nơi và tối ưu chi phí chứ không phải cứ đợi có campaign mới là làm marketing. Điều này với startup càng có ý nghĩa.
4. Hiểu Biết và Phán Đoán
Kinh doanh, đầu tư hay mua sắm tiêu dùng cá nhân đều phải hiểu và biết phán đoán, nhìn nhận tính chu kỳ của kinh tế – xã hội, của thị trường. Những người thành công là những người biết mua và bán đúng thời điểm. Nóng vội hay đú trend cho oai oách hoặc quá tham muốn ăn sâu đều phải trả một cái giá rất cao, thậm chí là “chết”.
5. Kinh Doanh và Đam Mê
Kinh doanh vì đam mê, làm vì đam mê là thứ cần phải xem xét. Vì con người cơ bản ai cũng thích làm những thứ mình thích, mà những thứ mình thích thì thường nhẹ nhàng, thoải mái, dễ chịu. Nó có vẻ là thứ gì đó chung cho mọi người. Và vì thế nó có quá nhiều cạnh tranh. Mà như thế tỷ lệ thành công rất thấp. Phải làm thứ mà ai cũng ngán, cũng ngại thì mới có cái mà ăn. Để ý mà xem, lãnh đạo bộ ngành trung ương hay tỉnh đều là những người đi từ cơ sở lên. Những người đó xuất phát điểm thấp, họ chả có lựa chọn nào nên phải đi những nơi khỉ ho cò gáy, khổ sở. Nhưng nếu họ vượt qua được, tạo được thành tựu thì đương nhiên họ được cấp trên đánh giá cao và bản thân họ thì hình thành được những khả năng thích nghi, chiến đấu đặc biệt. Đó cũng là một phần lý do mà có những ông bà C level ở các tập đoàn lớn khi về SMEs hay ra khởi nghiệp đều khó thành công. Bởi bình thường các ông bà được trang bị tận răng mọi thứ, các bộ phận khác đều có người giỏi như các ông bà lead nên về những nơi cái gì cũng thiếu, cũng yếu thì các ông bà không biết xoay trở ra sao.
6. Cân Bằng
Quản trị doanh nghiệp bản chất là câu chuyện của việc cân bằng các nguồn lực để đạt mục tiêu. Cân bằng không phải là ngay lập tức chia đều tất cả, mà là lấy cái mạnh bù cho cái yếu, tối ưu cái mạnh, hạn chế cái yếu…
Marketing theo cách của Shark Phú chỉ là một trong những nội dung anh Phú chia sẻ. Tôi đặt tiêu đề vậy để nó liên quan với group chúng ta. Còn lại, một marketer cũng cần có hiểu biết đủ rộng như một nhà quản trị doanh nghiệp thì mới mong phát triển lên hàng director được.
Thuong Nguyen – Bich Hiep Note